CÁCH XỬ LÝ DẦU ĂN THỪA ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Ngày đăng: 01/12/2023 01:20 PM

     

         Có thể bạn chưa biết dầu mỡ thừa là những chất khó phân hủy và có độ bám dính cao. Sau một thời gian lượng dầu mỡ thừa này bám đóng vào trong đường cống gây ra tình trạng ống thoát nước bị tắc và bốc mùi hôi thối. Để xử lý dầu ăn thừa các chị em nội trợ tuyệt đối không đổ trực tiếp xuống đường ống thoát nước mà nên để nguội rồi cho vào chai, lọ tìm cách tái chế hoặc đưa cho những nơi tái chế, thu mua dầu thừa để họ sản xuất thành chất đốt công nghiệp.

         Dưới đây là những điều không nên làm với dầu ăn đã qua sử dụng và cách xử lý dầu ăn thừa để vừa tiết kiệm vừa an toàn.

         Những điều cần tránh khi xử lý dầu ăn thừa:

    1. Không đổ dầu thừa xuống cống-bồn rửa

         Dầu mỡ thừa là một dạng chất lỏng nhưng khác hẳn so với nước. Chúng không tan trong nước, khi để nguội và gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ rắn lại và đông đặc tạo thành những mảng bám dính chặt bên trong thành ống gây tắc nghẽn.

        Việc đổ dầu ăn xuống cống rãnh, ống thoát nước, bồn rửa bát hoặc bồn cầu sẽ gây tắc nghẽn hệ thống đường ống dẫn nước của gia đình bạn và góp phần làm tắc nghẽn diện rộng ở các đường ống nước trong thành phố, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường và kinh tế.

         Bên cạnh đó, theo thời gian dầu mỡ sẽ theo đường ống dẫn vào mạch nước ngầm, thẩm thấu vào trong đất gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. (Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (ĐH Khoa Học – Tự Nhiên).

    2. Không đổ dầu ăn ra bên ngoài

        Nếu bạn đổ dầu trên mặt đất, có thể chúng sẽ đọng lại, chảy xuống hệ thống cống và gây tắc nghẽn ở đó. Ngoài ra, các loại dầu và mỡ có nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây hại cho động vật khi chúng lỡ ăn phải (Theo EPA - Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ).

         Một lượng lớn dầu ăn thấm vào đất nơi có cây trồng sẽ gây ra các vấn đề về luồng không khí và độ ẩm, làm hỏng phân bón.

         Cách xử lý dầu ăn thừa

         Để dầu, mỡ nguội hẳn hoặc đông đặc lại. Sau khi dầu nguội, hãy cho chúng vào vỏ chai đựng nước hoặc lọ thủy tinh để tái chế làm xà phòng hoặc đem đến những nơi thu mua dầu ăn thừa để họ chế tạo chất đốt.

         Hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.

         (Theo Apeiron Bioenergy).

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline