Người già có đức, gia đình hòa thuận; người già không tu thân tích đức, cả nhà gà bay chó sủa.
“Đức” tuy vô hình, sờ không được, nhìn không thấy, nhưng lại vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tính cách, hạnh phúc của bản thân mà còn ảnh hưởng tới mối quan hệ, tương lai của gia đình.
Một người già đức độ có thể đoàn kết cả nhà, giúp gia đình vững vàng như núi, dù có giông bão dữ dội cũng không sợ hãi.
Tiền hữu hình cuối cùng sẽ được sử dụng hết. Đức tính vô hình sẽ luôn ở bên con người và mang lại cho họ những phần thưởng tốt đẹp.
Về già đông con nhiều cháu, nếu không có 3 đức hạnh này thì thế hệ tương lai sẽ khốn khổ.
1. Thỏa hiệp và lòng bao dung
Gia đình chung sống với nhau, bạn phải tuân thủ một nguyên tắc: Nhẫn một giờ, sóng yên biển lặng; lùi một bước, trời cao biển rộng.
Chúng ta có thể lựa chọn không khoan dung với người ngoài, nhưng cần phải bao dung đối với các thành viên trong gia đình. Cùng sống dưới một mái nhà, không cần phải hung hăng đấu đá lẫn nhau.
Nếu bạn bao dung tôi, tôi thỏa hiệp với bạn, mỗi bên lùi một bước thì mối quan hệ gia đình sẽ không xấu đi chút nào.
Trong xã hội ngoài kia, nhiều người lớn tuổi thực sự khó có được lòng bao dung. Lý do là vì bị ảnh hưởng bởi các khái niệm về thứ bậc và tuổi tác, họ cho rằng mình lớn tuổi và có quyền kiểm soát, ra lệnh con cháu. Tuy nhiên, cách sống này chỉ khiến tuổi già thêm bất trắc, xa rời hạnh phúc mà thôi.
Mối quan hệ giữa con người, bất kể thân thiết đến mức nào, cũng đều là qua lại cân bằng. Chỉ khi bạn bao dung thì người khác mới chấp nhận bạn. Mối quan hệ không phải một chiều, mà là hai chiều.
2. Trí tuệ của "thả con tự do"
Khi con người già đi, cuối cùng họ cũng cần phải “buông tay con ra”. Về việc con có những lựa chọn gì, muốn làm gì, cha mẹ chỉ có thể gợi ý chứ không nên can thiệp. Một thế hệ chỉ có thể quản việc của một thế hệ, làm sao có thể lo hết việc của hai thế hệ?
Dù người ta nói “trăm tuổi nuôi con, chín mươi chín năm lo lắng” nhưng mỗi người đều có quyền lựa chọn của riêng mình. Cha mẹ có cách làm việc riêng, con cái có cách làm việc riêng, miễn là hai bên tôn trọng nhau.
Cha mẹ không biết “buông bỏ” sẽ sống một cuộc đời vô cùng đau khổ. Hãy tưởng tượng, nếu can thiệp vào cuộc sống của con bạn, và con phẫn nộ với hành vi ấy, liệu cả hai bên có thực sự hạnh phúc không?
Dưới góc độ tâm lý, mọi người đều có xu hướng tự do lựa chọn và không muốn bị người khác can thiệp, ảnh hưởng. Một khi sự can thiệp và kiểm soát xảy ra, con người sẽ hình thành tâm lý “phản kháng”.
Khi con cái chống lại cha mẹ, bất hiếu với cha mẹ, có thể không phải vì con cái không coi trọng tình cảm gia đình mà đơn giản là vì chúng không chịu được sự kiểm soát từ người khác.
3. Lương thiện với người khác và cả bản thân
Con người qua lại với nhau, sự lương thiện lớn nhất là “tôn trọng mình và người khác”, biết đứng ở góc độ của đối phương và đặt mình vào hoàn cảnh của họ để suy nghĩ.
Nguyên tắc là vậy nhưng trên thực tế, có rất ít người có thể “tôn trọng mình và người khác”. Bởi vì họ chỉ nghĩ về vấn đề từ quan điểm riêng.
Lớn tuổi và không còn sức lao động, dựa dẫm vào con cái là chuyện sớm muộn. Lúc này rất nhiều tình huống mâu thuẫn tiền bạc xảy ra. Con cái không phụng dưỡng, chu cấp đầy đủ thì người già sẽ nói là bất hiếu.
Từ góc nhìn của riêng mình, người già phủ nhận giá trị của con cái. Điều duy nhất mà họ chưa biết cách làm là đặt bản thân vào vị trí của con và hiểu rằng việc kiếm tiền không hề dễ dàng.
Mỗi thế hệ đều có những nỗi khổ và hạn chế riêng. Thay vì ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình, hãy thử mở lòng rộng hơn, thấu hiểu và thông cảm. Gia đình cũng nhờ vậy mà bớt sóng gió, có khổ cực cũng lặng yên qua ngày.
(Theo CafeBiz).